Kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD nào tốt nhất hiện nay

Ngày đăng: 10:43 AM 27/06/2019 - Lượt xem: 619

 

 

 

Ổ cứng máy tính    là một trong những thành phần rất quan trọng đối với một chiếc máy tính để  bàn PC hay Laptop, nếu thiết bị ổ cứng có tốc độ truy xuất dữ liệu cao thì sẽ giúp máy tính hoạt động "mượt" và nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là trong xử lý đồ họa, thiết kế,...

 

Với sự ra đời của ổ cứng SSD trong những năm gần đây thì đã giúp những chiếc máy tính PC, Laptop có thể khởi động nhanh hơn, chạy các ứng dụng tốt hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD. Vậy SSD là gì và nó có những loại nào? Làm sao để chọn mua được ổ cứng SSD nào tốt và phù hợp thì mời bạn cùng tham khảo nội dung mà chúng tôi tổng hợp trong phần dưới đây.

 

Nội dung chính

 

 

SSD là gì?

    Solid State Drive là tên đầy đủ của SSD, đây là ổ cứng vật lý hoặc còn được gọi là ổ cứng dạng rắn. Tương tự như HDD thì ổ cứng SSD được sử dụng với vài trò chứa các dữ liệu như hệ điều hành, các tập tin hình ảnh, video, văn bản,… tuy nhiên về cơ chế hoạt động giữa HDD và SSD thì chúng hoàn toàn khác nhau.

 

    Các dữ liệu khi được chứa trong ổ SSD sẽ được lưu trữ trong các Chip Flash nên sẽ không có tình trạng bị phân mảnh hoặc cảm nhận được hoạt động của đĩa quay. Ổ cứng SSD thường có tốc độ truy xuất đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với ổ HDD, có thể đến hàng trăm lần. Cấu tạo của SSD thường có 3 phần chính là Chíp Điều Khiển Trung TâmRAM Cache và NAND, các thành phần này sẽ quyết định đến chất lượng của một ổ cứng SSD.

 

    Một ổ cứng SSD được cấu tạo với nhiều con chip nhớ Flash có tên là Non-volatile Memory và chúng được liên kết với nhau. Những con chip nhớ này được lắp cố định ở Mainboard (bo mạch chủ) hoặc thông qua cổng PCI/PCIE nên vì thế mà tốc độ truy xuất dữ liệu thường nhanh hơn rất nhiều nếu so với HDD.

 

Ưu điểm

 

  • Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn khá nhiều so với HDD nên thời gian khởi động máy tính nhanh và tránh bị các tình trang như ổ cứng Full Disk 100%, lag hoặc đơ khi sử dụng.
  • Không bị phân mảnh trong quá trình sử dụng do SSD không có cơ chế ghi dữ liệu lên các phiến đĩa (platter) như HDD.
  • Do không sử dụng cơ chế cơ học nên ổ cứng SSD sẽ an toàn hơn tỏng trường hợp thiết bị có tác động ngoại lực vào.
  • Hầu như không phát ra tiếng ồn nào trong khi hoạt động

 

Nhược điểm

 

  • Giá thành khá cao do trang bị nhiều công nghệ mới hiện nay, tuy nhiên nó cũng đang giảm dần theo thời gian.
  • Dung lượng thường khiêm tốn hơn khá nhiều so với HDD và giá thành tỉ lệ thuận với dung lượng lưu trữ.

 

 

Phân loại ổ cứng SSD

 

Hiên nay, ổ cứng SSD được chia làm ba loại là TLC, MLC và SLC, dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về các loại này.

  • TLC, tên đầy đủ là NAND Triple Layer Cell: Các ổ SSD TLC lưu trữ 3 bit trên mỗi cell, loại này thường có tốc độ rất cao tuy nhiên tuổi thọ lại là loại kém nhất, giới hạn tối đa chỉ ở 5000 lần ghi/xóavà có giá trung bình 0,6$/1GB.

 

  • MLC, với tên đầy đủ là NAND Multi Layer Cell: Loại này thường phù hợp với người dụng phổ thông, nó sử dụng ô nhớ nhiều cấp nên 1 ô nhớ sẽ chứa được 2 bit dữ liệu. Ổ cứng MLC có tốc độ cao tuy nhiên lại kém ổn định, so với với SLC thì nó kém hơn gần 10 lần. Tuổi thọ của mỗi cell ở mức 000 lần ghi/xóavà có giá trung bình 1$/1GB.

 

  • SLC, có tên đầy đủ là NAND Single Layer Cell: Loại này thường được các công ty lớn, doanh nghiệp hoặc các SSD Server sử dụng, nó chỉ sử dụng ô nhớ 1 cấp nên 1 ô nhớ chỉ có thể chứa 1 bit dữ liệu. SLC không có tốc độ quá cao tuy nhiên nó lại rất ổn định và bền nhất. Tuổi thọ của mỗi cell ở mức 000 lần ghi/xóavà có giá trung bình 3$/1GB.

Xem thêm: Nên mua ổ cứng di động nào tốt hiện nay

 

Các loại giao tiếp hiện có của ổ cứng SSD

 

 

SSD đã và đang dần trở nên phổ biến ở các dòng máy tính phổ thông vì nó giúp mang lại một trải nghiệm tốt hơn so với ổ HDD. Hiện hai phương thức giao tiếp phổ biến nhất đó là SATA và PCI Express.

 

SSD với giao tiếp SATA

 

Dòng SSD sử dụng giao tiếp SATA (Serial Advanced Technology Attachment) phổ biến hơn, thường là chuẩn SATA III, nó có tốc độ giới hạn ở mức 6Gb/s, có kích thước 2.5 inch và có thể lắp đặt dễ dàng vào các dòng Laptop.

 

Tuy vậy, một trong những khuyết điểm của SATA đó là nó luôn yêu cầu thêm một cổng cấp nguồn, mặc dù lượng điện mà nó tiêu thụ rất ít nhưng nó lại gây ra một số phiền toái với người dùng khi đi dây trong Case máy tính.

 

SSD với giao tiếp PCI Express

 

 

SSD loại này cũng đang được nhiều người chọn mua vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với SATA, tốc độ băng thông bộ nhớ của PCI-E 16x có thể lên đến 16Gbps, tức gấp đến 4 lần so với chuẩn SATA.

Hơn nữa, loại này cũng đã loại bỏ đi được nhược điểm của SATA đó là không phải cần thêm một nguồn cung cấp điện nào cho thiết bị. Mặc dù vậy, các sản phẩm SSD với giao tiếp PCI Express có giá thành cao hơn nhiều so với SSD SATA.

 

SSD với giao tiếp M.2

 

 

 

M.2 SSD là gì? Đây cũng là giao tiếp khá thông dụng với các ổ cứng SSD, loại này cũng sử dụng 1 trong 2 loại giao tiếp PCI-E hoặc SATA. Mặc dù, SSD M.2 sử dụng chuẩn kết nối riêng và có thể tận dụng được lợi thế về kích thước nhưng nó vẫn cần đến giao tiếp SATA hoặc PCI-E để hoạt động và tức nhiên tốc độ truyền tải dữ liệu cũng phụ thuộc vào 1 trong 2 giao tiếp này.

 

 

 

 

Cổng M2 trên Mainboard

 

SSD M.2 thường có 2 loại gồm có: 2 chân (M-key) và 3 chân (M-key và B-key). Có một tin vui đó là các SSD M.2 SATA hoặc M.2 PCI-E đều có thể cắm vào cổng M.2 ở Laptop, còn với Mainboard của máy tính bàn thì loại nào có hổ trợ thì mới sử dụng được.

 

 

Lưu ý: Khi mua SSD cho laptop bạn cần phải kiểm tra thật kỹ giao tiếp hiện có Laptop trước khi mua, trong trường hợp bạn cần sử dụng thêm ổ cứng cũ, tức là sử dụng song song cả hai ổ thì bạn có thể mua thêm sản phẩm Caddy Bay, thiết bị này sẽ giúp bạn gắn ổ cứng cũ vào và thay thế khe gắn DVD. Còn ở máy tính bàn có mainboard đời mới thì bạn không cần phải phân biệt nhiều về loại giao tiếp của SSD.

 

Làm sao để chọn mua ổ cứng SSD phù hợp

 

 

SSD cho máy tính để bàn – Desktop

 

Nếu bạn là người dùng máy tính bàn thông thường thì các ổ cứng SSD SATA sẽ là lựa chọn hợp lý nhất vì giá thành tương đối rẻ và tốc độ có thể đáp ứng tốt các nhu cầu hằng ngày.

 

Tuy nhiên, nếu như bạn cần xây dựng một hệ thống High-End (máy tính cao cấp) thì nên chọn mua loại SSD với giao tiếp M.2 PCI-E hoặc SSD PCI-E nếu mainboard có hổ trợ là rất hợp lý, vì chúng sẽ có tốc độ cao hơn rất nhiều.

 

Lưu ý: Bạn hãy nhờ rằng, tốc độ ở ổ cứng SSD với giao tiếp PCI-E sẽ không giúp hệ thống máy tính hoạt động “mượt” hơn hay nhanh hơn so với ổ cứng SSD với giao tiếp SSD SATA III, nó chỉ thể hiện rõ ở các tác vụ đồ họa như render các các tập tin Media có Bitrate lớn,… Chính vì vậy, mà bạn cần cân nhắc trước khi mua SSD với giao tiếp PCI-E.

 

SSD cho các dòng máy tính xách tay – Laptop

 

Nếu bạn là người dùng máy tính Laptop thì lựa chọn tốt nhất đó là một chiếc SSD SATA III với kích thước 2.5 inch. Các laptop ngày nay hầu như đều hổ trợ thay thế ổ HDD 2.5 inch bằng ổ SSD có tốc độ nhanh hơn. Nếu như bạn muốn lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Caddy Bay.

 

 

 

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng ổ cứng SSD

 

1. Giá thành của SSD có cao không?

2. Ổ cứng SSD có tuổi thọ cao hơn HDD hay không?

3. Phương thức giao tiếp Sata/PCI/PCIE là gì?

4. Tính năng Error Correcting Code là gì?

5. Địa chỉ uy tín để mua ổ cứng SSD ở đâu?

6. Nên mua ổ cứng SSD thương hiệu nào?

7. NVMe là gì?

 

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng ổ cứng SSD

 

 

Nhằm giúp bạn có thể gia tăng tuổi thọ cũng như hiệu năng của ổ cứng SSD, mình sẽ tổng hợp lại những sai lầm thường gặp mà người dùng rất hay mắc phải.

  • Với những máy tính đang sử dụng Windows thấp hơn Windows 7, chẳng hạn Windows XP, Windows Vistathì bạn nên nâng cấp lên Windows 7, Windows 8.1 hoặc Windows 10 để có thể tận dụng được tối đa tốc độ và hiệu năng của ổ cứng SSD. Nguyên nhân chính là do các hệ điều hành cũ không hổ trợ lệnh TRIM mà lệnh TRIM lại rất quan trọng để giúp SSD có thể hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

 

  • Với những thiết bị Laptop hoặc PC đang thiếu Ram và buộc phải sử dụng bộ nhớ ảo Virtual Memorythì nên mua thêm một thanh Ram mới gắn vào trước khi mua ổ SSD, việc sử dụng bộ nhớ ảo sẽ giảm đi đáng kể khả năng hoạt động của của SSD trong máy tính.

 

  • Không nên sử dụng chương trình chống phân mảnh Disk Defragmentervới các ổ cứng SSD vì gần như nó không có tác dụng nào cả. Ổ SSD không có các phiên đĩa và gần như thời gian định vị dữ liệu trên ổ cứng gần như bằng 0 nên việc chống phân mảnh sẽ vô tác dụng, đôi khi nó lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng SSD nữa đấy.

 

  • Hạn chế sử dụng Torrent để Download/Seed dữ liệu do việc ghi và xoá dữ liệu từ Torrent rất thường xuyên nên nó ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của ổ cứng SSD.

 

Kinh nhiệm sử dụng ổ cứng SSD hiệu quả

 

 

 

  • Thông thường, nếu như bạn sử dụng song song ổ cứng SSD với HDD thì ổ SSD nên là ổ cài đặt hệ điều hành cũng như chứa các phần mềm,… còn ổ HDD sẽ dùng để chứa các tập tin hình ảnh, video, các tập tin văn bản khác.

 

  • Trong trường hợp, bạn chỉ sử dụng một ổ SSD với ít dung lượng lưu trữ thì có thể đăng ký và sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ đám mây để chứa dữ liệu cũng như đảm bảo cho các dữ liệu quan trọng.

 

  • Trong quá trình sử dụng ở cứng SSD thì bạn nên tránh tình trạng để ổ SSD Full dung lượng, nên sử dụng tối đa 20% dung lượng ổ cứng SSD, tức nếu ổ cứng SSD có 100GB thì bạn nên chỉ sử dụng 80GB.

 

  • Khi sử dụng ổ SSD thì bạn nên cài đặt hệ điều hành từ Windows 7 trở lên vì các phiên bản trước đã bị Microsoft ngừng hổ trợ nên đôi khi sẽ gặp vấn đề trong khi sử dụng.

 

Lời kết

 

 

Như vậy chúng tôi đã hoàn thành bài viết về cách chọn mua ổ cứng SSD nào tốt, hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi mua sản phẩm SSD cho máy tính bàn PC, Laptop đang sử dụng. Nếu bài viết có điểm nào sai sót hoặc có thắc mắc nào liên quan đến SSD, hãy để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nhé.

 

 

Chúc bạn thành công!

 

 

  Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết!

 Hotline: 0913.652.636

 Email:ThienHoangPhat.vn@gmail.com

Trụ sở chính SkyTek.vn: 14/7 Kp.10, P. Tân Hòa, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai (Bên hông Nhà Thờ Ngọc Đồng)

 

Facebook